Sổ chung và sổ riêng

sổ chung và sổ riêng

Sổ chung và sổ riêng là 2 hình thức cấp sổ của sổ hồng – hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trước đây, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có màu đỏ (được gọi là sổ đỏ/ bìa đỏ). Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có màu hồng (sổ hồng). Tuy nhiên, 10/12/2009, Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được sử dụng chung trên phạm vi cả nước, có màu hồng cánh sen được gọi chung là sổ hồng và đây là loại sổ hiện được cấp cho người dân. Sổ hồng được chia thành 2 loại là sổ chung và sổ riêng. Vậy sổ chung và sổ riêng là gì và có gì khác nhau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé. 

sổ chung và sổ riêng

Sổ chung và sổ riêng

Sổ chung và sổ riêng – Những khái niệm cơ bản

Việc cấp sổ hồng chung hay sổ hồng riêng được dựa trên cơ sở số lượng chủ thể đứng tên trên sổ. 

1. Sổ hồng chung

– Chủ thể: sổ hồng chung được cấp cho những thửa đất có từ 2 cá nhân sử dụng trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Sổ chung sẽ được cấp cho từng cá nhân đồng sử dụng/sở hữu đất , nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất. 

– Những trường hợp được cấp sổ hồng chung: 

  • Chủ thể có từ 2 cá nhân trở lên, không có quan hệ vợ chồng/ con cái, có thỏa thuận đồng sử dụng/sở hữu tài sản trên và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp sổ công nhận quyền cho họ
  • Còn 1 trường hợp khác cũng sẽ được cấp sổ chung chính là hợp nhất thửa đất: có nhiều trường hợp diện tích thửa đất không đủ điều kiện để được cấp sổ độc lập, do đó, chủ sử dụng có thể thỏa thuận hợp nhất với 1 chủ thể khác để có đủ điều kiện mở sổ và thuận tiện thực hiện các giao dịch trên thửa đất.

– Nội dung sổ: nhìn chung thì mọi nội dung trên sổ chung và sổ riêng đều như nhau, chỉ trừ 2 đặc điểm sau:

  • Phần “người sử dụng” trên bìa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi thêm nội dung “cùng sử dụng đất với ‘tên chủ thể đồng sử dụng’”
  • Hình thức sử dụng đất trong giấy chứng nhận được ghi với nội dung “Sử dụng chung”
sổ chung và sổ riêng

Sổ chung

– Quyền hạn của các chủ thể đồng đứng tên trên sổ chung:

  • Mỗi chủ thể đứng tên có quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của họ đối với tài sản chung trên.
  • Trường hợp phát sinh/ thay đổi chấm dứt quyền sử dụng và sở hữu của các chủ thể: trong trường hợp này sẽ yêu cầu sự đồng ý của tất cả các chủ thể cùng đứng tên trên sổ, không thể do 1 cá nhân quyết định. Đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể trên sổ. 

– Ưu điểm : Nhà đất có sổ hồng chung thông thường sẽ có giá rẻ hơn

– Nhược điểm :

  • Rắc rối, rườm rà trong các giao dịch do liên quan đến nhiều chủ thể 
  • Mua nhà đất có sổ chung sẽ bị hạn chế kha khá quyền lợi về sử dụng đất do người bán không có đủ điều kiện để tách sổ riêng cho từng căn. Hạn chế lớn nhất và có thể thấy rõ nhất chính là không thể tự mình quyết định các giao dịch như chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, mua bán,…

2. Sổ hồng riêng:

– Chủ thể: 1 cá nhân độc lập hoặc từ 2 cá nhân trở lên có quan hệ vợ chồng/ con cái

– Trường hợp được cấp sổ riêng: 

  • 1 cá nhân sử dụng/ sở hữu
  • Từ 2 cá nhân trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc con cái 

– Nội dung sổ:

  • Phần “người sử dụng” trên bìa sổ chỉ ghi nhận thông tin của 1 người đứng tên 
  • “Hình thức sử dụng” trong sổ được ghi nhận với nội dung “Sử dụng riêng”

– Quyền hạn của chủ thể đứng tên trên sổ riêng:

Khi có các giao dịch phát sinh/ thay đổi/chấm dứt… quyền sử dụng/sở hữu thì chỉ yêu cầu quyết định của cá nhân đứng tên hoặc đồng nhất quyết định của vợ chồng

– Ưu điểm: các giao dịch phát sinh như mua bán/ thế chấp/ chuyển nhượng… được thực hiện với quy trình đơn giản hơn nhiều so với các tài sản có sổ chung do quyền lợi không liên quan đến nhiều chủ thể.

– Nhược điểm: Nhà đất có sổ riêng thường sẽ có giá giao dịch cao hơn 

sổ chung và sổ riêng

Sổ riêng

Sổ hồng – Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất là loại giấy tờ cực kỳ quan trọng. Mọi nội dung trên sổ sẽ là căn cứ pháp lý cho quyền sử dụng/ sở hữu của các chủ sở hữu đồng thời bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu khi xảy ra tranh chấp. Do đó mọi người cần nắm kỹ những thông tin liên quan. 

Để được tư vấn  cụ thể hơn về sổ chung và sổ riêng cũng như các thủ tục pháp lý bất động sản, tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích và quan trọng khác tại đây hoặc vui lòng truy cập trực tiếp vào https://phuhanvinh.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *